Tại Sao Rác Thải Nhựa Lại Ảnh Hưởng Đến Môi Trường Không Khí?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng các hoạt động đốt rác thải, trong đó có rác thải nhựa, là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường không khí.

Rác thải nhựa trong các đại dương hiện đang là một vấn đề đang được đề cập, nhưng dữ liệu mới đây cho thấy nhựa cũng đang làm gia tăng ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn.

đốt rác thải nhựaTrong nhiều năm trở lại đây, các nhà khoa học đã tìm hiểu lý do thành phố New Delhi lại dễ bị khói bụi bao phủ dày đặc hơn các thành phố ô nhiễm khác như Bắc Kinh. Theo nghiên cứu mới liên kết điều này với các hạt clorua nhỏ trong không khí giúp các giọt nước hình thành.

 

Trên toàn cầu, chỉ tìm thấy các hạt clorua ở gần các bờ biển do nước biển phun ra, nhưng không khí ở Delhi và trên đất liền Ấn Độ chứa nhiều hạt clorua hơn thông thường.

Các nhà nghiêm cứu cho rằng nguồn phát hạt clorua được cho là từ những nhà máy tái chế đồ điện tử và những nơi sử dụng axit clohydric mạnh để làm sạch và xử lý kim loại. Tuy nhiên, các suy luận đó vẫn chưa đủ vẫn còn nhiều nguồn phát thải khác để tạo ra hạt clorua.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động đốt rác thải, trong đó có rác thải nhựa, cũng là một yếu tố khiến không khí bị ô nhiễm. Những lượng lớn clorua được cho là nguyên nhân gây ra khoảng một nửa các đợt khói bụi ở New Delhi.

Ở các quốc gia có thu nhập thấp, khoảng 90% chất thải được đổ vào các bãi chứa lộ thiên hoặc được đốt ngoài trời.

rác thải nhựa

Sử dụng dữ liệu về thành phần rác từ khắp nơi trên thế giới, các nhà nghiên cứu từ các trường đại học lớn ở Vương quốc Anh đã ước tính rằng muội than từ việc đốt chất thải lộ thiên có tác động làm ấm lên toàn cầu tương đương từ 2% đến 10% lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu.

Vấn đề đốt rác thải ở các thành phố của Ấn Độ không kết thúc ở đó. Nhà khoa học James Allan từ Đại học Manchester, người đã tham gia vào nghiên cứu mới nhất của Ấn Độ, giải thích rằng lượng clorua bổ sung có thể thúc đẩy các phản ứng hóa học giữa các chất ô nhiễm không khí khác nhau. Đốt nhựa cũng tạo ra một lượng lớn dioxin và các chất gây ô nhiễm có độc tính cao khác tồn tại trong chuỗi thức ăn.

Ô nhiễm không khí sẽ làm giảm năng suất một số loại cây trồng của Ấn Độ từ 20% đến 30%.

Các nhà khoa học khuyến cáo chính phủ Ấn Độ phải ưu tiên việc quản lý chất thải cũng như cân nhắc về việc sản xuất và sử dụng nhựa.

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 15 Trung bình: 5]

Tags

Leave a Reply

Your email address will not be published.

top