Cái sản phẩm gia dụng được tái chế từ lá cây, góp phần bảo vệ môi trường

san-pham-bang-la-cay-bao-ve-moi-truong

Trên thế giơi, mỗi năm có đến 300 triệu tấn rác thải nhựa, thải ra môi trường và hơn một nửa trong số đó là những sản phẩm nhựa dùng một lần, phải mất từ 400 – 1.000 năm mới có thể phân hủy.

Theo thống kê, túi ni lông và lượng chất thải nhựa ở Việt Nam hiện vẫn ở mức rất cao xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 8 – 12% trong chất thải rắn sinh hoạt. ư Ước tính mỗi năm Việt Nam sử dụng và thải bỏ khoảng hơn 30 tỉ túi ni lông/năm. Đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là ô nhiễm trắng. Trên thực tế, lá cây chỉ mất từ 4 tuần đến 2 tháng để tự phân hủy và biến thành chất hữu cơ có ích cho cây trồng. Do đó, những sáng chế độc đáo từ lá cây cần được khuyến khích nhân rộng, góp phần bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của con người.

Đĩa lá bàng – Giải pháp thay thế cho đĩa nhựa dùng một lần

Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công nghiệp TP.HCM đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm chén đĩa đẹp mắt, thân thiện môi trường, từ việc tái sử dụng vỏ hộp sữa kết hợp với lá bàng ép.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đĩa lá bàng an toàn và phù hợp để sử dụng trong đời sống, công nghiệp thực phẩm có thể thay thế cho đĩa nhựa dùng một lần. Đây là cơ sở cho các nghiên cứu khác, liên quan đến việc tái sử dụng hộp sữa kết hợp với các loại lá cây khác.

Để tạo ra sản phẩm, lá bàng và vỏ hộp sữa được thu thập rồi đem rửa bằng nước sạch nhằm loại bỏ bụi bẩn, tạp chất. Sau đó, hai nguyên liệu tiếp tục được ngâm vào dung dịch hydrogen peroxid (H2O2) 3% để khử trùng, rửa lại một lần nữa với nước sạch và sấy khô. Tiếp đó, lá bàng được xếp phủ ngoài hộp sữa và sử dụng máy ép gia nhiệt ở các mức nhiệt độ và thời gian khác nhau để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Sau quá trình tiến hành thí nghiệm, nhóm đã tìm ra được nhiệt độ tối ưu sản xuất đĩa ở 140ºC, trong thời gian 3 phút và không sử dụng keo cho quá trình ép gia nhiệt.

 Sau khi hoàn thành, sản phẩm đĩa lá được kiểm định tại Trung tâm Khoa học và Công nghệ sinh học thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM. Kết quả cho thấy, không phát hiện vi khuẩn gây ra các bệnh tiêu hóa, đồng thời sản phẩm định hình tốt cùng khả năng giữ màu, chịu mốc, sau thời gian bảo quản hơn một tháng.

Tái chế lá chuối khô thành các loại hộp, chén, đĩa dùng một lần

Chỉ từ vỏ chuối, lá chuối, một nhóm bạn trẻ đến từ TP.HCM đã ép khô, tạo thành các loại hộp, chén, đĩa dùng một lần thay thế cho hộp nhựa. Sản phẩm hoàn toàn tự nhiên và phân hủy sinh học sau 45 ngày.

Sáng chế này nằm trong Dự án “VIBALE – Nâng cao giá trị cây chuối (phụ phẩm nông nghiệp) sau thu hoạch”. Dự án được triển khai từ năm 2019 với mục tiêu sử dụng lá chuối làm khay, hộp, đĩa thay thế sản phẩm hộp xốp đựng thức ăn đang rất phổ biến nhưng lại là một trong những thủ phạm gây ô nhiễm môi trường. Sau hơn 1 năm, các sản phẩm khay, hộp, đĩa làm từ lá chuối đã hoàn thiện, có ưu điểm dễ dàng phân hủy, giảm thải rác thải ra môi trường.

Không những vậy, các hộp lá chuối có khả năng thay thế hộp xốp/nhựa dùng 1 lần nhờ khả năng phân hủy sinh học trong vòng 45 ngày và đã được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản phẩm khi được ép khô vẫn giữ nguyên màu sắc của lá chuối, có thể bảo quản trong 12 tháng.

Hiện các sản phẩm của Dự án VIBALE đã được cung cấp trong một số nhà hàng phía Nam và nhận được phản hồi tốt từ khách hàng. Sắp tới, Dự án sẽ nghiên cứu, thử nghiệm thêm các sản phẩm thân thiện với môi trường từ lá sen, mo cau…

Xem thêm về dịch vụ tư vấn môi trường.

tapchimoitruong.vn

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 9 Trung bình: 4.6]

Tags

Leave a Reply

Your email address will not be published.

top