4 câu chuyện tồi tệ đáng buồn về thiên nhiên môi trường

Tê giác trắng cuối cùng vừa qua đời

Xã hội ngày càng phát triển, tốc độ toàn cầu hòa ngày càng tăng. Đã có rất nhiều các hoạt động diễn ra trên toàn thế giới với mục đích tuyên truyền tăng nhận thức cho mọi người về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta.

Tuy nhiên, dường như môi trường sống của chúng ta đã và đang có những chuyển biến tiêu cực. Thông qua những nghiên cứu của 2 nhà báo Brad Plumer và Joseph Stromberg đến từ tạp chí Vox đã chỉ ra cụ thể những vấn đề về thiên nhiên môi trường không khiến chúng ta phải xót xa

1. Rác thải nhựa ngày càng gây ra hậu quả nghiêm trọng

Một trong các câu chuyện thương tâm nhất về môi trường trong năm 2018 là về chú cá nhà táng nặng tới 6 tấn nhưng đã chết đi vì nuốt hơn 30 cân rác.

Rác thải từ chai lọ bằng nhựa cần được tái chế

Rác thải từ chai lọ bằng nhựa cần được tái chế

Với thực trạng như hiện tại rác nhựa thực sự đã và đang trở thành cuộc khủng hoảng trên diện rộng với phạm vi toàn cầu. Bạn sẽ phải bất ngờ với những con số đáng báo động. Vào năm 2015, các chuyên gia sau khi nghiên cứu đã kết luận có khoảng 4,8 -12,7 triệu khối rác thải được cho ra ngoài đại dương hàng năm. Và dự đoán cho đến năm 2050, số rác thải ra ngoài đại dương còn nặng hơn khối lượng của tổng số cá có trong đó.

Xem thêm phân loại và xử lý rác thải

Tình hình thực sự nghiêm trọng, bởi vì rác nhựa là nguyên liệu tổng hợp, tức là rất khó bị phân hủy. Phải cần hàng chục, thậm chí hàng trăm năm để tự nhiên có thể giải quyết một chiếc túi nhựa.

2. Nói lời tạm biệt với chú tê giác trắng Bắc phi cuối cùng trên Trái đất

Cái chết của Sudan – chú tê giác trắng Bắc Phi cuối cùng khiến chúng ta không khỏi xót xa. Và đây dường như không phải là loài động vật duy nhất lâm vào hoàn cảnh này.

Sudan - Chú tê giác trắng bắc phi cuối cùng của loài đã chết

Sudan – Chú tê giác trắng bắc phi cuối cùng của loài đã chết

Vào tháng 12/2017, một loài sên nước ngọt có kích thước siêu nhỏ xuất hiện ở Georgia có tên là Marstonia đã biến mất hoàn toàn. Nguyên nhận được đưa ra giải thích cho vấn đề này chính là hậu quả do đến từ việc con người lạm dụng nước cho nông nghiệp và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

3. Băng đá tại đảo Greenland đang tan nhanh với tốc độ kinh khủng

Hậu quả của ô nhiễm môi trường là Trái đất đang nóng dần lên cũng đồng nghĩa với việc băng sẽ phải tan nhanh hơn. Thế nhưng với 1 hòn đảo quanh năm bao phủ bởi tuyết trắng như Greenland  tốc độ tan của băng đang ngoài sức tưởng tượng. Đây là tốc độ băng tan xem như nhanh nhất trong hơn 1.500 năm qua.

Băng tại vùng biển Greenland đang tan chải

Băng tại vùng biển Greenland đang tan chải

Ước tính nếu băng trên đảo Greenland tan chảy ra hết thì mức nước biển toàn cầu dự đoán sẽ có thể tăng thêm hơn 6m. Đó là một con số hết sức khủng khiếp, bởi điều này đồng nghĩa với việc có rất nhiều vùng đất trên thế giới sẽ bị nhấn chìm trong nước hoàn toàn.

4. Hậu quả nghiêm trọng từ các thảm họa thiên nhiên 

Và thực trạng nhiệt độ Trái đất đang ngày càng tăng cao và nhanh chóng, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và dự đoán rằng tình trạng mưa lũ, bão lụt hay cháy rừng ngày càng đáng báo động và thực sự tồi tệ hơn rất nhiều.

Thảm họa thiên tai từ thiên nhiên

Thảm họa thiên tai từ thiên nhiên

Năm 2017 là 1 năm buồn đối với nước Mỹ khi  là 1 trong nước có kỷ lục về thiên tai đáng lo ngại như siêu bão, cháy rừng, hạn hán… Tổng thiệt hại do thiên nhiên môi trường gây ra ước tính lên đến 306 tỷ USD.

Đọc thêm về: Hiện tượng El Nino

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 14 Trung bình: 5]

Tags

Leave a Reply

Your email address will not be published.

top