Vấn đề môi trường và mối quan hệ với những người nghèo đói
Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên bao gồm tài nguyên không khả năng tái sinh, tài nguyên có khả năng tái sinh và các dạng thông tin mà con người khai thác, sử dụng. Có thể nói nó có môi liên hệ rõ ràng giữa nghèo đói và môi trường.
Trong mọi hoạt động của con người từ quá trình khai thác tài nguyên cho sản xuất chế biến tạo ra sản phẩm đến quá trình lưu thông vầ tiêu dùng đều có phế thải. Chất thải bao gồm nhiều dạng, chủ yếu tồn tại ở 3 dạng: chất thải dạng khí, dạng rắn, dạng lỏng. Tất cả các chất thải đều đưa vào môi trường.
Các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm
Hiện nay ở các quốc gia có nên phát triển khác nhau có xu hướng gây ô nhiễm khác nhau. Ô nhiễm do dư thừa: 30% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 70% tài nguyên và năng lương của loài người. Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh, hoạt động của quá nhiều các phương tiện giao thông vận tải đã tạo ra một lượng lớn chất thải độc hại vào môi trường (đặc biệt là khí thải).
Ô nhiễm do nghèo đói: Mặc dù chiếm tới 80% dân số thế giới, song chỉ sử dụng 20% tài nguyên và năng lượng của thế giới, những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, đất đai,…) mà không có khả năng hoàn phục.
Như vậy, để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hũa mối quan hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường.
Để phát triển bền vững không được khai thác quá mức dẫn tới hủy hoại tài nguyên, môi trường; thực hiện các giải pháp sản xuất sạch, phát triển sản xuất đi đôi với các giải pháp xử lý môi trường; bảo tồn các nguồn gene động vật, thực vật; bảo tồn đa dạng sinh học; không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường,…
Môi trường tác động tới nghèo đói
Môi trường không những chỉ cung cấp “đầu vào” mà còn chứa đựng “đầu ra” cho các quá trình sản xuất và đời sống. Hoạt động sản xuất là một quá trình bắt đầu từ việc sử dụng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị máy móc, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật khác, sức lao động của con người để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Những dạng vật chất trên không phải gì khác, mà chính là các yếu tố môi trường.
Các hoạt động sống cũng vậy, con người ta cũng cần có không khí để thở, cần có nhà để ở, cần có phương tiện để đi lại, cần có chỗ vui chơi giải trí, học tập nâng cao hiểu biết,… Những cái đó không gì khác là các yếu tố môi trường.
Tuy nhiên, môi trường tự nhiên cũng lại là nơi chứa đựng, đồng húa “đầu ra” các chất thải của các quá trình hoạt động sản xuất và đời sống. Quá trình sản xuất thải ra môi trường rất nhiều chất thải (cả khí thải, nước thải, chất thải rắn).
Do đó môi trường tự nhiên cũng có thể là nơi gây ra nhiều thảm họa cho con người (thiên tai), và các thảm họa này sẽ tăng lên nếu con người gia tăng các hoạt động mang tính tàn phá môi trường, gây mất cân bằng tự nhiên. Các thảm hoạ đó làm cho những người nghèo bị đẩy vào tình trạng bần cùng hoá.
Các cộng đồng nghèo thường sinh sống trong những khu vực môi trường rất dễ hoặc đã bị suy giảm và nguồn tài nguyên thiên nhiên thị cạn kiệt hoặc kém chất lượng. Như vậy, họ trở nên dễ bị tổn thương do suy giảm môi trường và thiên tai, sinh kế trở nên càng ngày càng không bền vững.
Các điều kiện môi trường tác động mạnh đến sinh kế, sức khỏe, an toàn của nhóm người nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, do đó việc quản lý môi trường tốt chính là bước đột phá để giảm nghèo, tăng trưởng bền vững.
Theo Moitruongvietnam