Hệ thống lò đốt chất thải

Quy trình hệ thống lò đốt chất thải - rác thải tại công ty môi trường Cao Gia Quý

Quy trình hệ thống lò đốt chất thải – rác thải tại công ty môi trường Cao Gia Quý

Thuyết minh quy trình:

Chất thải trước khi đưa vào buồng đốt được phân thành hai dạng:

  • Chất thải dạng rắn: được vô bao (giấy hay nilon) với kích thước phù hợp với miệng nạp liệu để thuận tiện cho việc cấp liệu qua cửa lò, tránh rơi vãi gây ô nhiễm;
  • Chất thải lỏng (dung dịch thải, hóa chất, dung môi): được chứa trong bồn kín, sau khi lọc và tách ẩm: phần lỏng sẽ được đưa vào lò đốt trong lò bằng béc phun, phần cặn bã được đốt dưới dạng chất thải rắn.

Cơ cấu cấp rác làm nhiệm vụ cấp rác đã đóng bao vào lò theo khối lượng và chu kỳ mẻ cấp rác. Để đạt được chu kỳ nhiệt phân tối ưu trong lò, khoảng 12-15 phút cấp rác vào lò một lần với lượng rác khoảng 200-250 kg đảm bảo phân phối đều lượng chất thải cấp vào lò đạt công suất 1000 kg/h.

Rác thải được nạp vào buồng đốt sơ cấp để béc đốt sơ cấp cung cấp năng lượng tiến hành nhiệt phân. Buồng đốt sơ cấp được gia nhiệt bằng hai đầu đốt dầu diesel (DO) và gas nhằm bổ sung và duy trình nhiệt độ nhiệt phân của rác trong buồng đốt sơ cấp từ 650- 8000C. Dưới tác động của nhiệt, diễn ra quá trình phân hủy nhiệt các  chất thải rắn và lỏng thành thể khí, trải qua các giai đoạn: bốc hơi nước – nhiệt phân – ôxy hóa một phần các chất cháy.

Không khí cấp cho quá trình cháy sơ cấp chủ  là đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt sơ cấp và hòa trộn với một phần khí nhiệt phân trước khi chuyển sang buồng đốt thứ cấp. Lượng không khí dư rất nhỏ ở buồng đốt sơ cấp chủ yếu qúa trình cháy tạo thành bán khí, được điều chỉnh nhằm đáp ứng chế độ nhiệt phân của mẻ rác.

Bạn đang xem Quy trình hoạt động của Lò đốt chất thải tại công ty môi trường Cao Gia Quý.

Mỏ đốt nhiên liệu được bố trí thuận lợi cho sự chuyển động của ngọn lửa và trao đổi nhiệt với chất thải, đồng thời đảm bảo đốt cháy kiệt phần tro còn lại sau chu kì đốt. Kiểm soát quá trình đốt cháy và nhiệt độ trong buồng đốt sơ cấp bằng cặp nhiệt điện XA (Cromen- Alumen) có nối với hệ thống điều chỉnh  nhiệt độ tự động.

Khí H2 tạo thành do hơi nước cấp vào vùng cháy để khống chế nhiệt độ buồng đốt sơ cấp cùng với khí nhiệt phân dưới tác động cơ học khí trong buồng lò được đưa sang buồng đốt thứ cấp qua kênh dẫn khí nằm trên buồng đốt sơ cấp. Chỉ còn một lượng nhỏ tro (3-5%) chủ yếu là oxyt kim loại hay thủy tinh, gốm sành sứ trong rác nằm trên mặt ghi, chúng sẽ được tháo ra ngoài qua khay tháo tro theo chu kỳ.

Khi nhiệt phân từ buồn đốt sơ cấp chuyển lên buồng đốt thứ cấp chứa các chất cháy có nhiệt năng cao (CO,H2, CnHm…), tại đây chúng được đốt cháy hòan toàn tạo thành khí CO2 và H2O nhờ  lượng oxy không khí cấp và nhiệt độ cao. Nhiệt độ của buồng đốt thứ cấp được duy trì từ 1.050 – 1.3000C bởi đầu đốt nhiên liệu Diesel M2. Nhờ nhiệt độ cao và thời gian lưu khí trong buồng đốt đủ lâu (1- 2s) đảm bảo thiêu hủy hòan toàn các chất độc hại, đặc biệt là Dioxin, Furans và mùi.

Hiệu suất xử lý của lò đốt phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả thiêu đốt và  phản, ứng diễn ra trong buồng đốt thứ cấp, có tính quyết định đối với tòan bộ quá trình xử lý bằng phương pháp tiêu hủy. Vì vậy, sự bố trí  phù hợp đầu đốt tạo nên sự đồng điệu nhiệt độ trong lò, tăng hiệu quả thiêu đốt và tạo dòng khí chuyển động xoáy có lợi cho việc hòa trộn, tiếp xúc của các quá trình phản ứng.

Kiểm tra quá trình đốt cháy và nhiệt độ trong buồng đốt thứ cấp bằng cặp nhiệt điện XA (Cromen- Alumen) vỏ bọc bằng Ceramic có nối  hệ thống điều chỉnh tự động nhiệt độ.

Thiết bị trao đổi nhiệt bằng nước có tác dụng hạ thấp nhiệt độ khí thải phù hợp trước khi đưa qua thiết bị xử lý bằng phương pháp hấp thụ. Sử dụng thiết bị trao đổi nhiệt làm nguội bằng nước cấp từ bể tuần hoàn.

Xem thêm về công ty xử lý rác thải.

Quạt hút có tác dụng khắc phục trở lực của khí thải trên đường dẫn khói từ lò đến ống khói và tạo áp suất âm ở buồng đốt sơ cấp.

Khí sau được làm nguội trong bộ giải nhiệt sẽ được đưa tiếp sang tháp hấp thụ dạng tháp có ô đệm nhờ áp suất hút của quạt gió Q. Tại đây, dung dịch hấp thụ (NaOH, Na2CO3 hay Ca(OH)2) từ bể dung dịch tuần hoàn được máy bơm cấp và phun vào buồng với hệ số phun lớn. Các khí thải( SO2,HF,HCl…) sẽ bị dung dịch hấp thụ, đồng thời làm lắng nốt phần bụi có kích thước nhỏ còn lại. Bộ tách giọt nước trong tháp hấp thụ sẽ thu hồi lại các giọt nước nhỏ bị dòng khí chuyển động kéo theo.

Khí sạch sau khi ra tháp hấp thụ có nhiệt độ dưới 1500C sẽ được quạt hút đưa vào ống khói thải cao trên 28 m để phát tán ra môi trường. Có van điều tiết để điều khiển chế độ áp suất của hệ thống lò.

Nước thải từ tháp hấp thụ được đưa qua bể chứa dung dịch tuần hòan để tách cặn, bổ sung hóa chất và làm nguội trước khi được tái tuần hoàn sử dụng lại trong tháp hấp thụ. Theo định kỳ, cặn xả từ bể chứa dung dịch tuần hoàn được đem đi xử lý tiếp hay đốt cùng với chất thải rắn trong lò.

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 18 Trung bình: 4.7]

CÁC QUY TRÌNH HỆ THỐNG HOẠT ĐỘNG

top