Tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xử lý rác thải của bệnh nhân F0 điều trị tại nhà” diễn ra trong ngày hôm nay, ông Nguyễn Thanh Hà, Phó Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cũng nêu lên thực trạng với lượng lớn rác thải (y tế, sinh hoạt) phát sinh do tăng số F0 cách ly, điều trị tại nhà, một số nơi ở xa, xe rác không thể vào thu gom được đã khiến lượng rác này tồn đọng, không được xử lý đúng quy định.
Với 87% số F0 (người bị COVID-19) cách ly, điều trị tại nhà, dẫn tới phát sinh lượng lớn rác thải y tế, rác thải sinh hoạt, ông Nguyễn Thành Lam, ngày 4/3 đại diện Vụ quản lý chất thải, Tổng Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết công tác thu gom rác thải ở một số địa phương đang có hiện tượng quá tải.
Cùng với đó, hiện nay, việc bỏ rác thải của F0 vào “túi màu vàng” vẫn còn hạn chế, nên công nhân khi đi thu gom rác không nhận biết được màu sắc túi riêng. Bên cạnh đó, còn tình trạng nhiều hộ gia đình đưa rác ra điểm thu gom rác không đúng giờ.
Trong khi đó, lực lượng thu gom rác, công nhân của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội bị F0 nhiều, dẫn tới thiếu hụt lực lượng và áp lực tăng ca để phục vụ thu gom.
Hơn nữa, các ca F0 điều trị tại nhà nằm rải rác trong các ngõ ngách sâu, khu nhà cao tầng, dẫn tới phát sinh nhiều điểm thu rác hơn mọi ngày. Trong khi, việc bố trí nhân công, phương tiện thì tốn kém, phát sinh nhiều chi phí.
Trước thực trạng nêu trên, đại diện Vụ quản lý chất thải cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chuẩn bị các đề xuất cũng như phương án hỗ trợ chi phí cho bên (doanh nghiệp) xử lý rác thải. Trong đó, Bộ này sẽ hướng dẫn các tỉnh, thành phố bố trí nguồn lực cho các địa phương cùng với hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phân loại, thu gom, xử lý rác đúng quy định.
Về phía Bộ Y tế, ông Nguyễn Thanh Hà khuyến nghị các địa phương cần nhanh chóng, rà soát phương án thu gom, xử lý chất thải trên từng địa bàn.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã thống nhất tất cả rác thải của các gia đình có F0 điều trị tại nhà cần phải buộc vào các túi nilon riêng. Sau đó phải được phun khử khuẩn và mang ra điểm tập kết để người thu gom, làm vệ sinh môi trường biết đó là rác thải có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Tiếp đó, số rác này được vận chuyển, bàn giao đến các đơn vị xử lý rác thải có giải pháp xử lý an toàn, tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng.
Để đảm bảo an toàn, các F1 cũng cần lau chùi nhà hàng ngày, khử khuẩn bằng chất tẩy rửa, cồn 70 độ, phân loại rõ rác thải lây nhiễm và sinh hoạt của F0, đeo khẩu trang thường xuyên. Khi cần tiếp xúc với F0 thì cần thực hiện đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn để tránh phơi nhiễm.
Các trường hợp F0 thì nên giảm thiểu tối đa nhất có thể lượng rác thải phát sinh.
Quan trọng nhất, để giúp người dân có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc thu gom rác thải của bệnh nhân F0 điều trị tại nhà, theo ông Hà thì các địa phương cần tăng cường truyền thông nhận thức cho người dân trong việc khai báo y tế, nhắc nhở, giám sát việc cách ly và hỗ trợ người dân trong việc thu gom rác tại nhà.
Theo Vietnam+
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, ngày 13/04/2022 đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg…
Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10/1/2022 quy định chi…
Nếu không biết cách xử lý và giải quyết trước khi đưa ra thiên nhiên…
Tác động chính tới môi trường trong hoạt động xăng dầu đó là hơi xăng…
Mới đây, ngày 13/03 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua…
Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới đang nổ lực để loại…