Thách thức môi trường lớn
Có nhiều nguyên nhân khiến biển Việt Nam đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Trong đó, nguồn gây ô nhiễm chính là nguồn thải trên đất liền và các nguồn thải trên biển.
Phát biểu tại Diễn đàn quốc gia “Quản lý Rác thải nhựa đại dương: hướng tới phát triển thủy sản bền vững”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân nhận định, rác thải nhựa đang là vấn nạn toàn cầu, tình trạng “ô nhiễm trắng” này được xem là thách thức môi trường lớn thứ hai thế giới, sau biến đổi khí hậu. Cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang quyết tâm đẩy lùi vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa nói chung và rác thải nhựa đại dương nói riêng, hướng tới phát triển thủy sản bền vững.
Rác nhựa có nguồn từ các hoạt động liên quan đến ngành thủy sản chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt năm 2021 (48,2%), trong khi số lượng rác nhựa suy giảm thì rác từ thủy sản lại tăng; Phao xốp chiếm 60% số lượng rác nhựa từ thủy sản.
Trong đó, tại Quảng Ninh, khoảng 10 triệu phao xốp được sử dụng cho gần 5.500 ha mặt nước với trên 2.500 hộ nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Tuổi thọ của phao chỉ 2-3 năm.
“Trong quá trình sử dụng, nếu phao xốp bị hỏng người dân vứt bỏ xuống biển, hoặc quá trình sử dụng gặp bão gió dễ bị hỏng, tuột khỏi bè nuôi, trôi nổi trên mặt biển gây ảnh hưởng đến cảnh quan, ô nhiễm môi trường”, ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng Thủy sản Quảng Ninh và cho biết mỗi năm tỉnh phải chi hàng chục tỷ để thu gom rác thải.
Theo ông Minh, việc xử lý rác thải nhựa đại dương gặp khó khăn, đặc biệt là chính sách liên quan đến vật liệu nổi chưa được áp dụng vào thực tiễn do phải xây dựng dự án liên kết theo chuỗi, khó triển khai. Đa phần dự án đều từ vốn phi chính phủ, khi kết thúc thì khó duy trì.
Từng bước thay thế sử dụng nhựa trong ngành thủy sản
Trong quá trình sản xuất, ngành thuỷ sản cần sử dụng các vật liệu bằng nhựa. Rác thải nhựa trong quá trình sản xuất thuỷ sản cũng là một trong những nguồn thải ra biển và đại dương. Do vậy, rác thải nhựa từ ngành thủy sản cần phải được thu gom và có giải pháp xem như một dạng tài nguyên cần tái chế, tái sử dụng.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân, là một ngành sản xuất sử dụng vật liệu nhựa, tạo ra rác thải nhựa, nhưng ngành thủy sản cũng là lĩnh vực chịu tác động bất lợi từ rác thải nhựa của các lĩnh vực sản xuất khác và sinh hoạt khi các hoạt động này không được quản trị tốt “trăm sông đều đổ ra biển”.
Để bảo vệ môi trường biển, quản trị tốt rác thải nhựa đại dương, giảm thiểu rác thải nhựa trong sản xuất ngành thủy sản, cần từng bước quản lý rác thải nhựa đại dương theo tiếp cận từ đầu nguồn tới đại dương, kinh tế tuần hoàn và phát triển kinh tế xanh. Nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng nông, ngư dân, các doanh nghiệp về rác thải nhựa. Đặc biệt, hàng triệu ngư dân ngày đêm bám biển sẽ là lực lượng nòng cốt trong việc thu gom, giảm thiểu rác thải đại dương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh.
Theo kinhtemoitruong.vn
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, ngày 13/04/2022 đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg…
Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10/1/2022 quy định chi…
Nếu không biết cách xử lý và giải quyết trước khi đưa ra thiên nhiên…
Tác động chính tới môi trường trong hoạt động xăng dầu đó là hơi xăng…
Mới đây, ngày 13/03 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua…
Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới đang nổ lực để loại…