Rác là nguyên liệu tái chế hữu ích hay chỉ là thứ bỏ đi?

Rác là nguồn tài nguyên với rất nhiều giá trị sử dụng mới có thể tạo ra như điện năng, vật liệu tái chế, khí đốt,… Tuy nhiên, với lượng rác thải ngày càng tăng, nếu không có cách xử lý hiệu quả thì để rác có thể biến thành tài nguyên là điều rất khó.

Càng ngày con người càng tạo ra nhiều rác thải hơn, với những thành phần phức tạp hơn.

Theo đó, rác thải sinh hoạt ở thể rắn bao gồm kim loại, nhựa, vải, giấy, thủy tinh, thức ăn cành cây, xác động vật… Trong đó, các chất hữu cơ tự nhiên như thức ăn thừa, xác chết động vật, lá, cành cây,… là những thứ rất dễ phân hủy, gây ô nhiễm môi trường.

Chúng phát sinh nhiều vi trùng gây bệnh thu hút công trùng, ruồi, nhặng, chuột, bọ, khi bị phân hủy và tạo điều kiện cho chúng phát triển gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và truyền bệnh sang người và gia súc. Tuy nhiên, nếu sử dụng hợp lý, lượng chất hữu cơ này có thể trở thành nguyên liệu rất tốt để sản xuất phân hữu cơ, khí sinh học.

Rác thải là giấy, bìa, nhựa, thủy tinh, kim loại vụn là những thứ có thể tái chế hoặc tái sử dụng được. Trong đó, đối với quá trình tái chế, rác được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm mới. Còn trong quá trình tái sử dụng, rác được thu hồi, rửa sạch và sử dụng lại.

Có thể thấy, việc tái chế, tái sử dụng đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Đặc biệt, làm giảm lượng rác thải ra môi trường, tạo thêm hàng hóa sử dụng và thay thế một phần nguyên liệu đầu vào, do đó tiết kiệm được nguồn tài nguyên, khoáng sản và quá trình khai thác chúng.

Bên cạnh đó, việc tái chế rác thải còn giúp tạo công ăn việc làm, sinh kế cho những người thu nhặt, phân loại rác, góp phần thay đổi thói quen của con người trong tiêu thụ và thải loại.

Trong khi đó, các loại chất thải cháy được như chất hữu cơ, giấy, vải, nhựa,… có thể dùng làm chất đốt, lấy nhiệt cung cấp cho sưởi ấm, sấy hàng hóa. Tuy nhiên, phương pháp này có thể sinh ra nhiều loại khí độc có hại cho sức khỏe. Những phần không thể tái chế, tái sử dụng được của rác thải có thể dùng làm vật liệu san lấp trong xây dựng.

Như vậy, rác thải không hoàn toàn là thứ bỏ đi, vô giá trị mà vấn đề là con người đối xử với chúng như thế nào. Rác chỉ có thể biến thành tài nguyên khi được phân loại tại nguồn và áp dụng công nghệ xử lý phù hợp. Tuyên truyền về lợi ích của phân loại rác và xây dựng hạ tầng thu gom rác tiện lợi là những giải pháp được kỳ vọng có thể giải được bài toán khó này.

Xem thêm nhiều về thông tin môi trường.

Theo Kinhtemoitruong

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 9 Trung bình: 4.6]
admin

Recent Posts

Những chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2030, và tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, ngày 13/04/2022 đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg…

3 years ago

Quỹ Bảo vệ môi trường và 3 nhóm đối tượng phải thực hiện ký

Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10/1/2022 quy định chi…

3 years ago

Rác thải công nghiệp gồm những gì? Các bước để xử lý rác thải công nghiệp

Nếu không biết cách xử lý và giải quyết trước khi đưa ra thiên nhiên…

3 years ago

Hệ lụy môi trường tới các hoạt động kinh doanh do xăng tăng giá

Tác động chính tới môi trường trong hoạt động xăng dầu đó là hơi xăng…

3 years ago

Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Mới đây, ngày 13/03 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua…

3 years ago

Phải mất bao lâu để rác thải nhựa phân hủy? Rác thải nhựa là gì?

Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới đang nổ lực để loại…

3 years ago