Ô nhiễm rác thải nhựa và gánh nặng của môi trường

Việt Nam không nằm ngoài những tác động tiêu cực từ rác thải nhựa mang lại. Ô nhiễm nhựa đã đạt đến quy mô khổng lồ trên toàn thế giới và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường biển và đời sống xã hội.

Thống kê cho thấy, trung bình mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới.

Theo Bộ TN&MT, lượng chất thải nhựa hiện vẫn ở mức rất cao. Đây là một “gánh nặng” nghiêm trọng cho môi trường. Mỗi năm, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt là 25 triệu tấn nhưng chỉ có 30% được xử lý đốt hoặc sản xuất phân hữu cơ, hơn 70% chôn lấp trực tiếp. Trong đó, lượng chất thải nhựa và túi nylon chiếm khoảng 8%-12%; số lượng rác thải nhựa, túi nylon tăng dần theo từng năm. Điều này có thể dẫn đến thảm họa môi trường, đặc biệt ô nhiễm đại dương.

Rác thải nhựa, trong đó có túi nylon, tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người cùng các loài sinh vật khác. Điều nguy hiểm nhất của rác thải nhựa là tính chất rất khó phân hủy. Ngay cả khi được chôn lấp lẫn vào đất, chúng vẫn tồn tại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước và dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loài động, thực vật…

Chính vì thế, nếu không có những giải pháp kịp thời thì rác thải nhựa sẽ tác động nghiêm trọng tới môi trường cũng như làm tổn hại tới sức khỏe con người.

Hiện tại, Bộ TN&MT đang tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án Xây dựng trung tâm quốc tế về rác thải nhựa đại dương; xây dựng Đề án “Tăng cường quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam” để tăng cường năng lực quản lý chất thải nhựa. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, nhất là các địa phương có biển, để triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường biển.

Theo Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương, đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm 75% rác thải nhựa đại dương; 100% số ngư cụ khai thác thủy sản bị mất hoặc bị vứt bỏ được thu gom; 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nylon khó phân hủy; 100% các khu bảo tồn không còn rác thải nhựa.

Xem thêm công ty xử lý chất thải.

Theo kinhtemoitruong.vn

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 2 Trung bình: 5]
admin

Recent Posts

Những chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2030, và tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, ngày 13/04/2022 đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg…

3 years ago

Quỹ Bảo vệ môi trường và 3 nhóm đối tượng phải thực hiện ký

Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10/1/2022 quy định chi…

3 years ago

Rác thải công nghiệp gồm những gì? Các bước để xử lý rác thải công nghiệp

Nếu không biết cách xử lý và giải quyết trước khi đưa ra thiên nhiên…

3 years ago

Hệ lụy môi trường tới các hoạt động kinh doanh do xăng tăng giá

Tác động chính tới môi trường trong hoạt động xăng dầu đó là hơi xăng…

3 years ago

Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Mới đây, ngày 13/03 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua…

3 years ago

Phải mất bao lâu để rác thải nhựa phân hủy? Rác thải nhựa là gì?

Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới đang nổ lực để loại…

3 years ago