Những con sông ở Mỹ không còn như trước nữa. Ngoài việc bị tàn phá bởi hạn hán, một báo cáo vào đầu năm nay cho thấy một phần ba các con sông ở Mỹ đã đổi màu. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu vệ tinh từ năm 1984 đến năm 2018 để lập danh mục các con sông dài hơn 2 km trên khắp đất nước.
Kết quả cho thấy những thay đổi lớn đang diễn ra. Các nhà khoa học suy đoán rằng tác động từ dòng chảy nông nghiệp, biến động dòng chảy của chính các con sông và nhiệt độ nước gia tăng do biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân. Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu lưu ý rằng sông đổi màu không nhất thiết có nghĩa là chúng đang suy thoái.
Đúng vậy! Ngay cả những thứ vô hình như trọng lực cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tình trạng mất băng – đặc biệt là ở khu vực Tây Nam Cực – và cạn kiệt nguồn nước ngầm là nguyên nhân khiến trọng lực thay đổi. Hình ảnh trên hiển thị các dị thường trọng lực. Sự khác biệt về màu sắc và độ cao bề mặt thể hiện cường độ của trọng lực ở khu vực đó.
Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Nature Climate Change vào đầu năm nay tiết lộ rằng chúng ta đang bước vào một chu kỳ 18,6 năm liên quan đến Mặt Trăng, khiến các đại dương dâng cao hơn. Kết hợp với sự gia tăng mực nước biển do biến đổi khí hậu, chúng tạo những trận lũ lớn hơn. Một trong những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là bờ biển Bắc Mỹ.
Biến đổi khí hậu đang khiến những tảng băng mất ổn định. Các nhà khoa học đã ghi nhận động đất gia tăng từ Alaska đến Nam Cực. Chúng có thể xảy ra theo chu kỳ đóng băng-tan băng, hoặc khi những khối băng sụp đổ. Phát hiện này sẽ giúp dự đoán chính xác hơn số phận của các thềm băng cũng như tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai.
Bắc Cực không còn xa lạ với biến đổi khí hậu. Nó ấm lên nhanh gấp gần ba lần so với phần còn lại của thế giới. Băng biển ít hơn có nghĩa là mặt nước thoáng hơn, tạo điều kiện cho sóng lớn hình thành. Chỉ riêng điều đó đã là một phát hiện đáng chú ý, nhưng thứ khiến nó được liệt kê vào danh sách này là những con sóng có thể tác động tới tận các đám mây.
Một nghiên cứu được công bố vào đầu năm nay cho thấy vùng nước mở ở Bắc Cực thu hút nhiều sinh vật cực nhỏ đến sống trên bề mặt. Sóng lớn đánh bật những sinh vật tí hon đó vào không khí và được gió đưa lên cao, nơi chúng trở thành hạt nhân để nước hình thành xung quanh và biến thành các tinh thể băng, góp phần tạo ra các đám mây.
Không chỉ hai cực, lớp vỏ của Trái Đất cũng đang chuyển động. Một nghiên cứu được công bố vào đầu năm nay đã sử dụng dữ liệu vệ tinh và mô hình máy tính để xem băng tan tác động như thế nào đến vỏ Trái Đất. Băng đóng vai trò như một cái chặn giấy, gây áp lực lên hành tinh để giữ cho phần lớn mọi thứ ở đúng vị trí. Khi băng mất đi, lớp vỏ vừa bị kéo lên trên vừa dịch chuyển theo chiều ngang. Chuyển động đó tính bằng milimet mỗi năm.
Biến đổi khí hậu cũng khiến Trái Đất dễ “lung lay” hơn. Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến một hiện tượng được gọi là trôi dạt cực. Sử dụng dữ liệu vệ tinh từ sứ mệnh GRACE của NASA, các nhà khoa học nhận thấy sự thay đổi không thể nhầm lẫn tại hai cực quay của hành tinh. Không phải lúc nào Trái Đất cũng quay trên một trục chạy qua hai cực của nó. Thay vào đó, nó chao đảo bất thường theo thời gian, trôi về phía Bắc Mỹ trong suốt phần lớn thế kỷ 20 (mũi tên màu xanh lá cây). Hướng đó đã thay đổi đáng kể do biến động khối lượng nước trên Trái Đất, gây ra bởi băng tan ở Greenland và Nam Cực.
Theo VnExpress
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, ngày 13/04/2022 đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg…
Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10/1/2022 quy định chi…
Nếu không biết cách xử lý và giải quyết trước khi đưa ra thiên nhiên…
Tác động chính tới môi trường trong hoạt động xăng dầu đó là hơi xăng…
Mới đây, ngày 13/03 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua…
Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới đang nổ lực để loại…