Theo những quy tắc của Công ước Basel mới được sửa đổi đầu năm nay các lô hàng trên là bất hợp pháp. Những container này ban đầu được đưa đến Thổ Nhĩ Kỳ, điểm đến quen thuộc của rác thải nhựa từ Đức.
Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã đưa ra chính sách siết chặt việc nhập khẩu nhựa thải, phế liệu, khiến lô hàng 37 container nhựa không thể dừng chân tại đất nước này. Cảng Hải Phòng ở Việt Nam được chính phủ Đức lựa chọn là điểm đến thay thế.
Ngay sau khi có cảnh báo từ Mạng lưới hành động Basel, hải quan Hy Lạp, nơi con tàu chở 37 container này đã nhanh chóng bị ngừng việc bốc dỡ, theo thông tin từ hãng tàu Cosco Pride, chủ sở hữu chiếc tàu chở lượng rác nhựa nói trên.
Ông Jim Puckett, Giám đốc điều hành Mạng lưới hành động Basel nhận xét “Nước Đức không nên cho phép xuất khẩu rác nhựa sang Thổ Nhĩ Kỳ ngay từ đầu và đáng ra là phải đưa lô rác nhựa này về nước ngay khi bị Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu. Việc chuyển hướng đưa rác thải sang Việt Nam thật sự rất quá đáng”.
Theo thông tin từ Mạng lưới hành động Basel, vào đầu năm nay, 16 container rác thải có nguồn gốc tương tự đã bị chặn trên đường đi sang Việt Nam. Hiện có khoảng 80 container như vậy đang ở Thổ Nhĩ Kỳ và cũng đang tìm điểm đến mới.
Nước Đức, cũng như nhiều quốc gia EU khác, thực tế vẫn đang nâng cao tỷ lệ tái chế bằng cách đốt rác thải nhựa hoặc âm thầm xuất khẩu phế liệu sang nước ngoài. Hoạt động vận chuyển chất thải sang nước khác thậm chí còn có sự tham gia của một số tổ chức buôn lậu xuyên quốc gia.
Các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là khu vực châu Á như Indonesia hay Việt Nam thường là nơi nhập khẩu rác thải, phế liệu. Thực tế, ngành tái chế ở những quốc gia này, do công tác thu gom, phân loại tại nguồn chưa đạt hiệu quả nên rất cần nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Theo ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh, nhựa thải ở Việt Nam còn manh mún, không được phân loại và xử lý sơ trước khi thu gom, do đó chỉ phù hợp sử dụng cho các làng nghề tái chế.
Các nhà máy tái chế có quy mô, có đầu tư bài bản bắt buộc phải nhập phế liệu đã được phân loại, làm sạch. Ông Vượng ước tính, nếu mỗi năm tái chế được 3 triệu tấn nhựa, Việt Nam có thể tiết kiệm được 4 tỷ USD tiền nhập khẩu phế liệu nhựa.
Muốn làm được điều này, cần phải có một cuộc cách mạng từ đầu tới cuối chuỗi cung ứng, từ khâu thiết kế, lựa chọn nguyên vật liệu, sản xuất cho tới phân phối, thu gom, phân loại rác, xử lý sơ.
Theo Theleader
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, ngày 13/04/2022 đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg…
Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10/1/2022 quy định chi…
Nếu không biết cách xử lý và giải quyết trước khi đưa ra thiên nhiên…
Tác động chính tới môi trường trong hoạt động xăng dầu đó là hơi xăng…
Mới đây, ngày 13/03 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua…
Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới đang nổ lực để loại…