Từ khi con người sản xuất ra vật liệu nhựa thì những sản phẩm nhựa ngày càng đa dạng và ngày càng nhiều, từ những sản phẩm kích thước nhỏ đến kích thước lớn hàng mét như những thùng nhựa nuôi cá, tủ nhựa, …
Đa phần các chất thải nhựa đã qua sử dụng đều được tái chế. Nhưng thực ra, số lượng được tái chế là không đáng kể, còn lại đa số là thải ra biển và môi trường. Lượng chất thải nhựa vào môi trường biển ngày càng gia tăng và gây hại cho môi trường biển, gây hại cho các sinh vật biển.
Hiện nay người ta phân loại nhựa thành nhiều loại. Do tính chất linh hoạt của chúng, nhựa được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp và ứng dụng. Tuy nhiên, các lĩnh vực chính mà nhựa được sử dụng phổ biến nhất là bao bì, đồ chơi, đồ dùng điện tử, xây dựng, vận tải mặt đất, hàng không và hàng hải, nông nghiệp, y tế, thể thao và giải trí. Hình dưới đây trình bày một số loại nhựa cơ bản và ví dụ ứng dụng của chúng trong các đồ dùng cá nhân hằng ngày.
Nhựa có gây nguy hại cho các sinh vật biển? Bảng mô tả một số loại nhựa và ví dụ phổ biến của chúng.
Câu trả lời là có, nhựa có thể gây hại cho các loài cá và các động vật sinh sống ở biển theo hai cách trực tiếp và gián tiếp.
Trực tiếp: Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng cá và các sinh vật biển khác có thể nhầm lẫn thức ăn với nhựa và chúng ăn nhựa. Nhựa có thể gây kích ứng hoặc làm hỏng hệ thống tiêu hóa. Nếu nhựa được giữ trong dạ dày thay vì tiêu hóa, nó sẽ làm cho cá có thể cảm thấy no và điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc đói và chúng sẽ chết.
Gián tiếp: Những mảnh vụn nhựa tích tụ các chất ô nhiễm như PCBs (polychlorinated biphenyls) lên tới 100.000 đến 1.000.000 lần so với mức độ được tìm thấy trong nước biển. PCBs chủ yếu được sử dụng làm chất lỏng làm mát, đã bị cấm ở Mỹ vào năm 1979 và quốc tế vào năm 2001. Hiện vẫn chưa rõ liệu các chất ô nhiễm này có thể thấm từ các mảnh vụn nhựa vào các sinh vật ăn mảnh vụn và rất khó xác định chính xác nguồn gây ô nhiễm vì chúng có thể đến từ các nguồn khác ngoài mảnh vụn nhựa. Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lĩnh vực này.
Nhiều quốc gia đã nhận thức được ô nhiễm biển sẽ ảnh hưởng nhiều đến đời sống và cảnh quan thiên nhiên. Vì vậy, tại mỗi quốc gia đã có những sáng kiến nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ra biển và đại dương.
Tại Indonesia: Chính quyền thành phố lớn thứ hai của Indonesia là Surabaya đã nghĩ ra một cách mới lạ để khuyến khích người dân tái chế rác thải đó là: tặng vé xe buýt miễn phí để đổi lấy những chai nhựa đã qua sử dụng. Với 10 cốc nhựa hoặc năm chai nhựa, tùy thuộc vào kích thước của chúng sẽ đổi được một vé xe buýt, thành phố hy vọng sẽ đáp ứng được mục tiêu đầy tham vọng là không có rác thải nhựa vào năm 2020.
Tại Trung Quốc: là một quốc gia có lượng rác thải nhựa đổ ra biển lớn nhất thế giới. Trung Quốc cũng đang dần ý thức được tiềm ẩn nguy cơ của rác thải nhựa đối với môi trường biển.
Vì vậy, tại các siêu thị tại đại lục Trung Quốc, khách hàng phải trả 0.3 nhân dân tệ (khoảng 1000 đồng Việt Nam) cho một túi nilon khi mua sắm và khách hàng cũng phải trả 2 đài tệ (khoảng 1400 đồng Việt Nam) cho một túi nilon khi mua sắm tại các siêu thị ở Đài Loan.
Tại Việt Nam cũng đang có nhiều địa phương thực hiện phương pháp thu gom rác thải ngay từ đầu nguồn. Ở thành phố Hồ Chí Minh việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn phải được triển khai từ các hộ dân cho đến nơi nhận rác và xử lý cuối cùng theo quyết định 44/2018/QĐ-UBND của thành phố này.
Tỉnh Quảng Nam, tại đảo Cù Lao Chàm cộng đồng dân cư trên đảo đã kiên quyết nói không với túi nilon hơn 10 năm nay. Có thể thấy những mô hình có hiệu quả như thế này đã được thực hiện rải rác ở Việt Nam. Và không có lý do gì để từ chối nhân rộng lên ở các thành phố và các hải đảo khác ở Việt Nam. Lắp đặt các máy tự động đổi vỏ lon, vỏ chai nhựa lấy các dịch vụ ở các nơi công cộng đông người qua lại cũng là một gợi ý hay cho Việt Nam chúng ta.
Tác giả: Trần Đức Trứ, Viện nghiên cứu biển và hải đảo, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, ngày 13/04/2022 đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg…
Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10/1/2022 quy định chi…
Nếu không biết cách xử lý và giải quyết trước khi đưa ra thiên nhiên…
Tác động chính tới môi trường trong hoạt động xăng dầu đó là hơi xăng…
Mới đây, ngày 13/03 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua…
Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới đang nổ lực để loại…