Thực trạng ở Việt Nam
Theo như báo cáo cho thấy có khoảng 50.000 tấn rác thải/ngày, lượng rác thải tập trung khoảng 35.000 tấn/ngày tại các đô thị và 15.000 tấn/ngày tại các vùng nông thôn.
Theo như trên có khoảng trên 70% lượng rác thải tại các đô thị được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, còn nhiều vùng thay vì chôn lấp thì họ dùng biện pháp đốt rác thải. Chính vì thế, đốt rác thải rất nguy hiểm cho con người nó có thể thải ra môi trường bụi mịn, các khí độc gây nhiều bệnh về hô hấp, thậm chí có thể dẫn đến bị ung thư.
Về việc chôn lấp rác thải rất tốn diện tích và không có hiệu quả, nhiều chất thải hữu cơ khó phân hủy, đặc biệt là nhựa gây ảnh hưởng đến môi trường đất, giảm độ phì của đất, làm đất mau bạc màu. Các chất độc hại làm ô nhiễm môi trường nước, làm chết động vật thủy sinh, suy thoái hệ sinh thái, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nếu sử dụng nguồn nước ngầm.
Hiện nay, các quy định pháp luật về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải của Việt Nam chủ yếu trong Luật bảo vệ môi trường và các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, tính thực thi của hệ thống pháp luật về rác thải chưa cao, chính quyền nhiều địa phương chưa quan tâm và đầu tư đúng mức cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Trong khi đó, hệ thống tuyên truyền về rác thải còn rất yếu và chưa thường xuyên, người dân hầu như chưa hiểu biết đúng và có ý thức tốt về rác thải.
Bài học từ Hàn Quốc
Trước vấn nạn rác thải ảnh hưởng lớn đến đời sống và phát triển kinh tế, Hàn Quốc đã đưa ra quyết sách mạnh để giải quyết, mục tiêu là thúc đẩy các doanh nghiệp chế tạo sản phẩm thân thiện với môi trường. Và tạo nên sự thay đổi trong quản lý rác thải ở Hàn Quốc.
Thời điểm 30 năm trước, Hàn Quốc cũng như Việt Nam, 90% rác thải bị chôn lấp, ô nhiễm và thiếu đất cho các bãi chôn lấp, chịu gánh nặng tài chính nhà nước trong xử lí rác. Hàn Quốc đã biến rác thành tài nguyên bằng cách ban hành Luật thúc đẩy Tái chế và tiết kiệm tài nguyên.
Với những nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” nhằm tạo ra nền kinh tế tài nguyên, tạo thị trường, tạo động lực về tài chính, nâng cao nhận thức của người dân, nâng cao trách nhiệm xã hội của người dân. Đồng thời, quy định các doanh nghiệp phải có trách nhiệm thu gom và xử lí rác thải, mục tiêu là thúc đẩy các doanh nghiệp chế tạo sản phẩm thân thiện với môi trường.
Kết quả sau đó sản lượng rác được tái chế của Hàn Quốc tăng 72%, 93% bao bì nhựa phim được tái chế năm 2016, 6 tỷ đô la Mỹ được tạo ra từ vật dụng tái chế, 5 tỷ đô la Mỹ từ việc cắt giảm chi phí đốt và chôn rác, giảm được khí CO2, giảm gánh nặng tài chính và thúc đẩy nền kinh tế.
Để tái chế rác và hạn chế lượng rác thải, tất cả các cơ quan lớn và nhỏ đều phải phối hợp nhuần nhuyễn để chính sách tái chế thành công, đồng thời cần sự thực thi của người dân.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, ngày 13/04/2022 đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg…
Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10/1/2022 quy định chi…
Nếu không biết cách xử lý và giải quyết trước khi đưa ra thiên nhiên…
Tác động chính tới môi trường trong hoạt động xăng dầu đó là hơi xăng…
Mới đây, ngày 13/03 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua…
Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới đang nổ lực để loại…