Trong khi dịch bệnh Covid – 19 đã và đang tiến triễn xấu đi ở các thành phố và các cơ sở cách ly tập trung thuộc thẩm quyền quản lý cần thực hiện nghiêm việc phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải, đặc biệt là xử lý chất thải lây nhiễm, nước thải, đảm bảo không làm phát tán mầm bệnh Covid-19.
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thu gom, lưu trữ, chuyển giao chất thải y tế, đặc biệt là đối với khẩu trang y tế và thiết bị phòng hộ cá nhân đã qua sử dụng. Tạo điều kiện thuận lợi để việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế lây nhiễm được xử lý tất cả tại các cơ sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Ưu tiên xử các chất thải y tế có thể lây nhiễm, ở các cụm cơ sở y tế tại địa phương có thiết bị xử lý chất thải y tế theo quy định. Trong trường hợp cần thiết, có thể xử lý tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế lây nhiễm đảm bảo khoảng cách thu gom ngắn nhất từ nơi phát sinh tới cơ sở xử lý. Cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận hành các công trình bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, các cơ sở xử lý chất thải y tế, các cơ sở xử lý chất thải rắn, chất thải sinh hoạt. Khử khuẩn nước thải sau xử lý, các cơ sở cách ly tập trung, các cơ sở xử lý chất thải đảm bảo không làm phát tán mầm bệnh ra môi trường.
– Trong số các chất thải phát sinh bởi các hoạt động y tế và chăm sóc sức khỏe, thì có khoảng 90% là chất thải không nguy hại.
– Còn lại 10% được coi là những chất thải nguy hiểm có thể làm phát tán mầm bệnh ra môi trường.
– Mỗi năm, có khoảng 15 tỷ mũi tiêm được sử dụng trên toàn cầu, nhưng không phải tất cả kim và ống tiêm đều được xử lý đúng cách.
– Trong một số trường hợp đốt chất thải y tế có thể dẫn đến việc phát thải điôxin, furan và các hạt vật chất. Có thể dẫn đến việc thải chất ô nhiễm vào không khí và tạo ra dư lượng tro, có thể dẫn đến bệnh ung thư và dẫn đến các tác động xấu cho sức khỏe.
– Các biện pháp xử lý chất thải y tế ở các cơ sở xử lý chất thải đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường giúp ngăn ngừa các tác động xấu đến sức khỏe và môi trường từ chất thải đó, bao gồm cả việc giải phóng các mối nguy hóa học hoặc sinh học, bao gồm cả vi sinh vật kháng thuốc vào môi trường.
Trong tổng số chất thải được tạo ra bởi ngành y tế, khoảng 90% là chất thải thông thường, không nguy hại tương đương với chất thải sinh hoạt. 10% còn lại được coi là vật liệu nguy hiểm có thể truyền nhiễm, hóa chất hoặc phóng xạ.
Các tổ chức thê giới đã phát triển tài liệu hướng dẫn toàn cầu về cách quản lý an toàn chất thải từ sinh hoạt đến các hoạt động chăm sóc sức khỏe, hiện là phiên bản thứ hai và gần đây là một hướng dẫn ngắn tóm tắt các yếu tố chính.
Quản lý an toàn chất thải từ các hoạt động chăm sóc sức khỏe
Hướng dẫn giải quyết các khía cạnh như khung pháp lý, vấn đề lập kế hoạch, giảm thiểu và tái chế chất thải, xử lý, lưu trữ và vận chuyển, xử lý và lựa chọn các biện pháp xử lý an toàn. Tài liệu này nhằm vào các nhà quản lý bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe, các cơ quan quản lý liên quan đến xử lý chất thải.
Phối hợp với các đối tác khác, Công ty môi trường Cao Gia Quý của chúng tôi cũng đã phát triển một loạt các mô hình đào tạo về thực hành tốt trong quản lý chất thải y tế bao gồm tất cả các khía cạnh của hoạt động quản lý chất thải từ xác định và phân loại chất thải đến cân nhắc hướng dẫn xử lý an toàn bằng cách sử dụng các công nghệ cao, áp dụng và phân loại từng chất thải để xử lý tốt nhất tránh gây ra ô nhiễm môi trường.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, ngày 13/04/2022 đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg…
Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10/1/2022 quy định chi…
Nếu không biết cách xử lý và giải quyết trước khi đưa ra thiên nhiên…
Tác động chính tới môi trường trong hoạt động xăng dầu đó là hơi xăng…
Mới đây, ngày 13/03 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua…
Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới đang nổ lực để loại…