Những lời cảnh báo về biến đổi khí hậu

Mới đây, báo cáo đặc biệt của Uy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) công bố ngày 8/8/2019 khẳng định đất đai cũng quan trọng không kém, xét cả trong vai trò là một nguồn phát thải khí nhà kính và giải pháp cho vấn đề biến đổi khí hậu.

  • Nhưng đất cũng là bể chứa các-bon cực lớn

Mặc dù nạn phá rừng và tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất ngày càng gia tăng, song các vùng đất trên thế giới đang giúp loại bỏ lượng khí thải nhiều hơn mức phát thải.

Từ năm 2007 đến 2016, mỗi năm đất đai loại bỏ 6 nghìn tỷ tấn CO2, tương đương với lượng phát thải khí nhà kính hàng năm của Mỹ. Tuy nhiên, nạn phá rừng và suy thoái đất đai nếu tiếp tục gia tang sẽ bào mòn bể chứa các-bon này.

  • Cách chúng ta sử dụng đất đang làm biến đổi khí hậu tệ hơn

Có khoảng 23% lượng phát thải nhà kính do con người gây ra trên toàn cầu đến từ nông nghiệp, lâm nghiệp và các mục đích sử dụng đất khác. Thay đổi mục đích sử dụng đất, như phá rừng để chăn nuôi, làm tăng phát thải.

Ngoài ra, 44% khí metan do con người gây ra gần đây – một loại khí nhà kính mạnh – đến từ nông nghiệp, phá hủy đất than bùn và các nguồn dựa vào đất đai..

  • Đất đai giúp ổn định khí hậu nhưng đang bị biến đổi khí hậu làm cho thay đổi

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiệt độ đất tăng 1,5˚C trong khoảng thời gian 1850-1900 và 2006-2015, cao hơn 75% mức trung bình toàn cầu (yếu tố thay đổi nhiệt độ gồm trên cả đất liền và đại dương). Hiện tượng nóng lên này gây ra những tác động tàn phá với đất đai như: cháy rừng, thay đổi lượng mưa và sóng nhiệt. Các tác động hơn nữa sẽ làm giảm khả năng đất đai hoạt động như một bồn chứa các-bon. Ví dụ, thiếu nước có thể biến các khu rừng thành các điều kiện tự nhiên như xavan, ảnh hưởng đến khả năng cô lập các-bon, chưa kể việc gây hại cho các dịch vụ hệ sinh thái và động vật hoang dã.

  • Nhiều giải pháp khí hậu dựa vào đất đai có những lợi ích quan trọng ngoài việc kiềm chế biến đổi khí hậu

Báo cáo cho thấy các giải pháp sau đây có những đồng lợi ích lớn nhất: quản lý rừng, giảm nạn phá rừng và suy thoái rừng, tăng hàm lượng các-bon hữu cơ trong đất, thúc đẩy phong hóa khoáng sản (quá trình tăng tốc phân hủy đá để tăng hấp thụ các-bon), thay đổi chế độ ăn uống, giảm tổn thất thực phẩm và giảm phế thải.

Ví dụ, tăng lưu trữ các-bon trong đất không chỉ giúp cô lập khí thải mà còn khiến cây trồng chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu, cải thiện sức khỏe của đất và tăng năng suất cây trồng.

  • Các giải pháp khí hậu dựa vào đất đai đòi hỏi diện tích lớn, có thể đe dọa an ninh lương thực và làm trầm trọng thêm các vấn đề môi trường

Những nỗ lực giảm phát thải và loại bỏ các-bon dựa vào đất đai đòi hỏi diện tích đất lớn, ví dụ: trồng rừng quy mô lớn và trồng cây để lấy năng lượng sinh học sẽ cạnh tranh với các mục đích sử dụng đất khác như sản xuất lương thực. Điều này có thể làm tăng giá lương thực, ô nhiễm nguồn nước, tổn hại đa dạng sinh học và dẫn đến việc chuyển đổi nhiều rừng hơn sang các mục đích sử dụng đất khác, do đó làm tăng phát thải.

Hơn nữa, Báo cáo cho thấy nếu thế giới không giảm được phát thải trong các lĩnh vực khác như năng lượng và giao thông, chúng ta sẽ cần phải phụ thuộc nhiều hơn vào các giải pháp đất đai, làm trầm trọng thêm áp lực lên môi trường và lương thực.

Theo Baovemoitruong

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 11 Trung bình: 4.6]
admin

Recent Posts

Những chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2030, và tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, ngày 13/04/2022 đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg…

3 years ago

Quỹ Bảo vệ môi trường và 3 nhóm đối tượng phải thực hiện ký

Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10/1/2022 quy định chi…

3 years ago

Rác thải công nghiệp gồm những gì? Các bước để xử lý rác thải công nghiệp

Nếu không biết cách xử lý và giải quyết trước khi đưa ra thiên nhiên…

3 years ago

Hệ lụy môi trường tới các hoạt động kinh doanh do xăng tăng giá

Tác động chính tới môi trường trong hoạt động xăng dầu đó là hơi xăng…

3 years ago

Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Mới đây, ngày 13/03 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua…

3 years ago

Phải mất bao lâu để rác thải nhựa phân hủy? Rác thải nhựa là gì?

Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới đang nổ lực để loại…

3 years ago