Vắc xin Covid-19 sẽ được tạo từ thực vật

Mới đây nhà nghiên cứu vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm Gary Kobinger cùng nhà nghiên cứu Hugues Fausther–Bovendo tại Trung tâm Nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm Đại Học Laval, đã nghiên cứu về vắc xin Covid-19 làm từ thực vật.

Phát triển như thế nào?

Chúng ta đã biết rằng, nhiều loại vắc-xin đã được sản xuất trong các hệ thống hữu cơ khép kín. Thực tế, hơn 80% vắc-xin cúm được phát triển bên trong trứng gà. Một số khác có thể được tạo ra bên trong những tế bào nuôi cấy lấy từ côn trùng hoặc động vật có vú khác.

Trong vắc-xin dựa trên trứng gà, các nhà sản xuất tiêm thứ được gọi là “ứng cử viên virus vắc-xin” hoặc một phiên bản của virus vào trứng và cho phép nó nhân lên. Sau đó, chất lỏng đậm đặc virus được chiết xuất từ trứng và về cơ bản, nhà sản xuất làm cho virus này không hoạt động. Tiếp theo, nguyên liệu này được tinh chế và xử lý tạo ra hỗn hợp để y tá có thể tiêm vào cánh tay của bạn.

Trong vắc-xin dựa trên tế bào động vật có vú, quá trình cũng tương tự nhưng dùng máy ấp tế bào thay cho trứng. Cách tiếp cận này cho phép tạo ra một lượng lớn vắc-xin cùng một lúc vì bạn có thể xử lý hàng nghìn mẫu tế bào nuôi đồng thời.

Cách hoạt động của vắc-xin dựa trên thực vật

Trong một quy trình được gọi là “nuôi cấy phân tử”, các kỹ sư đặt DNA mã hóa cho một số protein nhất định bên trong tế bào thực vật, ví dụ như các protein giúp hệ thống miễn dịch chống lại một số loại virus cụ thể.

Tiếp theo đó, các kỹ sư để cây phát triển rồi lấy nguyên liệu từ nó để chiết xuất. Tiếp theo, họ tinh chế chiết xuất đó để phân lập các protein khiến chúng có thể được tiêm vào người chúng ta như một loại vắc-xin tiêu chuẩn.

Có một ví dụ trong thực tế của việc trên: Năm 2012, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt một loại thuốc làm từ thực vật để điều trị tình trạng gọi là bệnh Gaucher.

Đây là tình trạng di truyền hiếm gặp dẫn đến gan và lá lách to. Loại thuốc này là dạng tiêm của một loại enzym điều trị vấn đề trên và được tạo ra trong quá trình nuôi cấy tế bào cà rốt chứ không phải cà rốt nguyên củ.

Hai nhà khoa học Fausther – Bovendo và Kobinger đề xuất phát triển nhiều loại thuốc và vắc-xin hơn, nhưng họ cũng đề xuất loại bỏ hoàn toàn bước chiết xuất cuối cùng. Thay vì tạo ra các lô thuốc, tại sao không phát triển toàn bộ cây trồng với các đặc tính kháng bệnh có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho người ăn.

Theo họ, còn có loại vắc-xin Covid-19 làm từ thực vật trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 với hơn 30.000 người tham gia. Loại vắc-xin này đang được phát triển trên một loại cỏ dại ở Australia có họ hàng với cây thuốc lá và nó vẫn cần đưa vào người qua đường tiêm. Tuy nhiên, đây sẽ là “protein chữa bệnh” đầu tiên cho con người được trồng trong toàn bộ một cái cây”, Fausther – Bovendo và Kobinger nói.

Có 5 lý do chính khiến Fausther – Bovendo và Kobinger cho rằng vắc-xin gốc thực vật có thể thay thế vắc-xin truyền thống.

Việc trồng cây tốn ít tài nguyên hơn so với nuôi động vật. Điều này ngày càng được quan tâm do biến đổi khí hậu đang tăng áp lực lên các nguồn năng lượng, thực phẩm và nước hiện có.

Bên cạnh đó, việc tạo ra vắc-xin từ thực vật cũng ít tốn kém hơn do thiết bị sản xuất không tốn nhiều tiền như thiết bị tạo ra vắc-xin truyền thống.

Theo các tác giả, “việc mua sắm nhà kính rẻ hơn so với chi phí cho các dãy lò phản ứng sinh học vốn cần cho các hệ thống nuôi cấy tế bào vi khuẩn, động vật có vú và côn trùng. Điều này làm cho việc nuôi trồng phân tử trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với các nước đang phát triển.”

Ưu thế của vắc-xin dựa trên thực vật

Các protein được sản xuất từ thực vật mang lại phản ứng miễn dịch mạnh hơn trong nhiều trường hợp. Chúng có tỷ lệ vắc-xin trên trọng lượng thực vật tươi cao hơn so với loại vắc-xin tạo ra theo kiểu truyền thống.

Việc tạo ra vắc-xin thực vật cũng dễ thực hiện hơn khi thực vật có thể được khử nước, bảo quản dễ dàng và chế biến thành dạng ăn được.

Ngoài việc chứng minh sự thành công của vắc-xin sản xuất từ thực vật, trong đó các thử nghiệm hiện tại cho năng suất cao hơn, tốt hơn và các nhà nghiên cứu chỉ ra một số rào cản cần khắc phục trước khi chúng ta bắt đầu kỷ nguyên vắc-xin có thể ăn được.

Các chính phủ phải đưa ra hướng dẫn và quy định tốt hơn đối với vắc-xin cũng như việc sản xuất và phân phối chúng ngay từ đầu. Cần có một nỗ lực phối hợp để xây dựng các cơ sở trồng và chế biến thực phẩm toàn cầu.

Hiện tại, đây là một nỗ lực tốn kém mà một số người có thể không muốn thực hiện đối với một ý tưởng được xem là mới lạ. Tương lai của vắc-xin thực vật khử nước có thể đã gần kề, nhưng cho tới khi lợi ích mà chúng mang lại tăng lên thì đây vẫn chỉ là điều chỉ có trong tương lai.

Tìm hiểu thêm về cách xử lý rác thải

Theo Giaoducthoidai

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 5 Trung bình: 4.6]
admin

Recent Posts

Những chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2030, và tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, ngày 13/04/2022 đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg…

3 years ago

Quỹ Bảo vệ môi trường và 3 nhóm đối tượng phải thực hiện ký

Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10/1/2022 quy định chi…

3 years ago

Rác thải công nghiệp gồm những gì? Các bước để xử lý rác thải công nghiệp

Nếu không biết cách xử lý và giải quyết trước khi đưa ra thiên nhiên…

3 years ago

Hệ lụy môi trường tới các hoạt động kinh doanh do xăng tăng giá

Tác động chính tới môi trường trong hoạt động xăng dầu đó là hơi xăng…

3 years ago

Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Mới đây, ngày 13/03 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua…

3 years ago

Phải mất bao lâu để rác thải nhựa phân hủy? Rác thải nhựa là gì?

Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới đang nổ lực để loại…

3 years ago