Các Yếu Tố Giúp Việt Nam Thành Công Chống Dịch COVID-19

Theo điều phối viên Kamal Malhotra của Liên hợp quốc thường trú tại Việt Nam, có 3 yếu tố để Việt Nam thành công chống đại dịch Covid-19

Mới vừa đây trang thông tin Business Insider của Mỹ vừa đăng bài viết ghi nhận hiệu quả của Việt Nam trong việc phòng, chống dịch Covid-19

Theo bài báo cho biết Việt Nam xếp thứ hai trong số 98 quốc gia và vùng lãnh thổ phòng, chống dịch tốt nhất, chỉ sau New Zealand.

Theo bài báo, thông qua việc sử dụng mô hình chi phí thấp và thực hiện các biện pháp an toàn cơ bản, trong đó có rửa tay và đeo khẩu trang, Việt Nam có thể kiểm soát khá hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

Không có nước nào có cùng dân số mà lại kiểm soát hiệu quả được dịch Covid-19 giống như Việt Nam.

Dù có chung đường biên giới với nhiều quốc gia, nhưng thành công của Việt Nam là một điều rất đáng tự hào.

Theo ông, cho rằng có 3 yếu tố mang lại thành công chống dịch cho Việt Nam gồm: truy vết nguồn lây, triển khai xét nghiệm và đưa ra thông điệp hướng dẫn rõ ràng.

Thay vì xét nghiệm toàn dân, Việt Nam chỉ xét nghiệm những người từng tiếp xúc với nguồn lây. Biên giới cũng đóng cửa và bất kỳ ai nhập cảnh sẽ phải cách ly tập trung tại các cơ sở của chính phủ và miễn phí.

Người dân Việt Nam đang học cách sống trong điều kiện “bình thường mới”, nhưng vẫn được khuyến nghị giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.

Trong bản báo cáo trình lên Liên hợp quốc (LHQ), ông Malhotra cũng đã đánh giá cao mô hình phòng, chống dịch của Việt Nam.

Trả lời trang mạng Insider, các chuyên gia y tế công cộng cho rằng các nước đã hạn chế thành công dịch Covid-19, trong đó có Việt Nam đều có phương thức rõ ràng: Vạch ra một kế hoạch thống nhất với thông điệp nhất quán, kêu gọi người dân đeo khẩu trang và triển khai xét nghiệm diện rộng và truy tìm dấu vết.

Và dưới đây là đôi lời của Phó thủ tướng về tình hình dịch bệnh:

Sau khi Hải Dương và các Thành phố lớn hết dịch chúng ta cũng phải trong trạng thái sẵn sàng để chống dịch, bởi Việt Nam với 100 triệu dân, đường biên giới rất dài, nền kinh tế mở, trong khi vẫn đón chuyên gia nước ngoài vào phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Vì vậy, “không ai có thể nói Việt Nam tuyệt đối không có mầm bệnh trong cộng đồng”. “Lúc nào chúng ta cũng phải sẵn sàng. Chống dịch bao giờ cũng phải khẩn trương nhất, quyết liệt nhất, đồng bộ nhất”.

Chúng ta phải kiên trì chiến lược chống dịch từ những ngày đầu. Trong từng thời kỳ, chiến thuật thay đổi linh hoạt, nhưng chiến lược 6 bước “phát hiện – ngăn chặn – khoanh vùng – cách ly – điều trị – dập dịch” thì không thay đổi. Đặc biệt là phát hiện, truy vết và bây giờ thêm sàng lọc cộng đồng có trọng tâm, trọng điểm, Phó thủ tướng nêu rõ.

Chính vì thế Việt Nam là một trong những nước kiểm soát được dịch Covid-19 ở thời điểm hiện nay. Các nước không kiềm chế được dịch bệnh Covid-19 đang thiếu ít nhất một trong những yếu tố trên.

Đọc thêm nhiều bài viết của Công ty Môi Trường Cao Gia Quý về dịch Covid-19xử lý chất thải.

Đánh giá bài viết!
[Tổng: 7 Trung bình: 4.6]
admin

Recent Posts

Những chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2030, và tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, ngày 13/04/2022 đã ban hành Quyết định số 450/QĐ-TTg…

3 years ago

Quỹ Bảo vệ môi trường và 3 nhóm đối tượng phải thực hiện ký

Theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10/1/2022 quy định chi…

3 years ago

Rác thải công nghiệp gồm những gì? Các bước để xử lý rác thải công nghiệp

Nếu không biết cách xử lý và giải quyết trước khi đưa ra thiên nhiên…

3 years ago

Hệ lụy môi trường tới các hoạt động kinh doanh do xăng tăng giá

Tác động chính tới môi trường trong hoạt động xăng dầu đó là hơi xăng…

3 years ago

Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Mới đây, ngày 13/03 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP thông qua…

3 years ago

Phải mất bao lâu để rác thải nhựa phân hủy? Rác thải nhựa là gì?

Việt Nam cùng với các quốc gia trên thế giới đang nổ lực để loại…

3 years ago